Lược sử Trường_Quân_sự_Hoàng_Phố

Hình thành

Năm 1876, Tổng đốc Lưỡng Quảng Lưu Khôn Nhất cho thành lập "Quảng Đông Tây học quán", bỏ ra 8 vạn lượng bạc để xây dựng khu vực bến tàu ở đảo Hoàng Phố để làm cơ sở cho Quảng Đông Tây học quán. Năm 1882, Quảng Đông Tây học quán đổi tên thành Quảng Đông Thực học quán. Năm 1884, Tuần phủ Sơn Tây Trương Chi Động được bổ nhiệm làm Tổng đốc Lưỡng Quảng. Ông đổi tên Quảng Đông Thực học quán thành Quảng Đông Bác học quán. Năm 1887, Trương Chi Động thành lập Quảng Đông Thủy lục sư học đường. Đây chính là trường đào tạo sĩ quan hiện đại đầu tiên của Trung Quốc.[1]

Năm 1912, Trung Hoa Dân quốc thành lập nhưng lại nhanh chóng rơi vào tình trạng quân phiệt cát cứ. Lực lượng cách mạng nhất là Quốc dân Đảng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, lại không có kinh nghiệm và sức mạnh quân sự thống nhất đất nước. Ý thức được sự thiếu sót này, Tôn đã nhiều lần đề nghị các nước phương Tây viện trợ và giúp đỡ về quân sự, nhưng đều bị từ chối.

Tháng 12 năm 1921, một đại biểu của Quốc tế Cộng sản là Henk Sneevliet đã hội kiến với Tôn Trung Sơn, đưa ra nội dung hợp tác giữa Quốc dân Đảng và Liên Xô, trong đó có việc thành lập một học viện quân sự và thành lập quân đội cách mạng.[2] Trung Hoa Cộng sản Đảng đã cử Lý Đại Chiêu (李大釗) tới gặp Tôn để bàn về việc mở học viện quân sự. Ngày 16 tháng 8 năm 1923, Tôn Trung Sơn phái một đảng viên trẻ là Tưởng Giới Thạch sang Liên Xô để học tập kinh nghiệm thành lập quân đội cách mạng.[3]

Tháng 1 năm 1924, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Quốc dân Đảng nhất trí việc Trung Hoa Dân quốc cần hợp tác với Liên Xô và Trung Quốc Cộng sản Đảng, quyết định thành lập học viện sĩ quan và quân đội của đảng cách mạng.[4]:9 Ngay sau đó, Tôn Trung Sơn cho thành lập một ủy ban trù bị học viện sĩ quan lục quân gồm 8 người với Tưởng Giới Thạch làm Ủy viên trưởng;[5] đồng thời quyết định xây dựng cơ sở cho học viện quân sự này trên cơ sở của Quảng Đông Thủy lục sư học đường và Lục quân Tiểu học.[6] Nguồn tài chính cho xây dựng và hoạt động học viện được Liên Xô cung cấp.

Tổ chức

Ban đầu, Tưởng Giới Thạch không nhận chức Hiệu trưởng của học viện và đề cử Liêu Trọng Khải, một nhà cách mạng Quốc dân Đảng rất có uy tín, để thay vào chức vụ đấy. Tuy nhiên Tôn đã động viên Tưởng giữ chức, đồng thời cử Liêu Trọng Khải làm Đại biểu Đảng của học viện.[7] Ngoài ra, Tôn còn cử Lý Tế Thâm, Đặng Diễn Đạt làm chánh, phó chủ nhiệm Giáo luyện bộ; Vương Bách Linh, Diệp Kiếm Anh làm chánh, phó chủ nhiệm Giáo thụ bộ; Đới Quý Đào, Chu Ân Lai làm chánh, phó chủ nhiệm Chính trị bộ; Chu Tuấn Ngạn, Du Phi Bằng làm chánh, phó chủ nhiệm Quân nhu bộ; Tống Vinh Xương, Lý Kỳ Phương làm chánh, phó chủ nhiệm Quân y bộ; Lâm Chấn Hùng làm chủ nhiệm Quản lý bộ, Hà Ứng Khâm làm Tổng giáo quan; Trương Gia Thụy, Vương Đăng Vân làm phiên dịch Trung - Anh; cùng một số đảng viên Cộng sản phụ trách giảng dạy các môn.[8]

Ban đầu, trường quân sự Hoàng Phố chỉ có 1 khoa. Song mặc dù chủ yếu về bộ binh, trường vẫn đào tạo thêm các chuyên ngành về pháo binh, quân giới, thông tin liên lạc và hậu cần. Khoa chính trị được thành lập sau đó.

Việc thiếu trầm trọng các giáo viên chuyên môn là vấn đề lớn nhất đối với học viện. Vì vậy, Liên Xô đã cử một số giảng viên sang công tác tại trường như A.S. Bubnov, G.I. Gilev, M.I. Dratvin, S.N. Naumov; phụ trách giảng dạy về sự phát triển tư duy quân sự trong suốt lịch sử nhân loại và sự phân chia giữa các trường phái tư tưởng quân sự phương Tây và Liên Xô. Ngoài ra còn có một số giảng viên quân sự giàu kinh nghiệm kinh qua Nội chiến Nga như I. Vasilevich, N. Korneev, M. Nefedov, F. Kotov, P. Lunev, V. Akimov, Galina Kolchugina[9].

Đào tạo

Tôn Trung Sơn (đứng sau bàn) và Tưởng Giới Thạch (mặc quân phục) trong lễ thành lập Học viện Quân sự Hoàng Phố năm 1924.

Trong số 1.200 người dự tuyển, chủ yếu đến từ chủ yếu ở Thượng HảiQuảng Châu, chọn lọc ra 350 học viên chính thức, 120 học viên dự bị, cộng thêm số học viên được đề cử, tổng cộng có 499 học viên trong khóa đầu tiên.[10]

Ngày 16 tháng 6, lễ khai giảng được tổ chức với sự chủ trì của Tôn Trung Sơn. Trong buổi lễ này, Hồ Hán Dân thay mặt Quốc dân Đảng đọc huấn từ của Tôn Trung Sơn, trong đó có một đoạn bắt đầu bằng câu "Tam dân chủ nghĩa..." về sau được sử dụng làm Quốc ca Trung Hoa Dân quốc.[11][12][13]

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trường_Quân_sự_Hoàng_Phố http://www.hoplite.cn/Templates/hpbxjcq0001.htm http://www.hoplite.cn/Templates/hpjxwx0068.htm http://www.hoplite.cn/Templates/huangpujunxiao.htm http://www.hoplite.cn/templates/hpjxwx0022.htm http://www.m1905.com/vod/info/474049.shtml http://v.youku.com/v_show/id_XMjgwMzE0OA==.html http://www2.cma.edu.tw/admin/library/newweb/big5/h... http://museum.mnd.gov.tw/Publish.aspx?cnid=1440&p=... https://web.archive.org/web/20120307185656/http://... https://web.archive.org/web/20130413023017/http://...